Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 824
Tháng 04 : 12.945
Năm 2024 : 175.653
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng kết 6 năm thi hành Luật Thanh tra

Hội nghị tập trung đánh giá tình hình thực hiện Luật Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong thời gian từ năm 2011 đến nay, trong đó tập trung thảo luận những kết quả đã đạt được, những khó khăn, hạn chế, yếu kém, chỉ rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan; rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ trọng tâm, nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra trong giai đoạn tiếp theo; đồng thời đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra 2010 và các văn bản liên quan.

Theo Báo cáo, qua 6 năm thi hành Luật Thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã đạt được nhiều kết quả toàn diện. Điều này thể hiện ở tư tưởng xác định công tác thanh tra là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước, Bộ GD&ĐT luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thanh tra gắn với việc đổi mới quản lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Trong các năm học, Bộ GD&ĐT đều ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra và văn bản chỉ đạo ở nhiều mặt hoạt động cụ thể.

Các Sở GD&ĐT, cơ sở giáo dục đại học đã ban hành nhiều văn bản triển khai các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn của Bộ về công tác thanh tra. Thực hiện Luật Thanh tra 2010, trong những năm qua Thanh tra Bộ GD&ĐT đã tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác để đạt được mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra. Hàng năm, căn cứ Luật Thanh tra, Thông tư số 01/2014/TT-TCCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ; định hướng chương trình thanh tra đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ GDĐT; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm, Thanh tra Bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt theo quy định của Luật Thanh tra.


Hội nghị với sự có mặt của hơn 100 đại biểu đến từ các trường đại học, cao đẳng sư phạm trong cả nước.

Trong hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Từ 01/7/2011 đến 30/6/2017, Bộ GDĐT đã tiến hành 32 cuộc thanh tra hành chính (26 cuộc thanh tra theo kế hoạch, 6 cuộc thanh tra đột xuất); tiến hành 86 cuộc thanh tra chuyên ngành. Theo đánh giá, công tác thanh tra hành chính được thực hiện ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả.

Hàng năm Bộ GD&ĐT tổ chức các cuộc thanh tra về dạy thêm, học thêm (DTHT), thu chi đầu năm. Qua thanh tra đã phát hiện các sai phạm và kịp thời ngăn ngừa, chấn chỉnh sai phạm. Trong 3 năm học gần đây, Bộ đã thực hiện đổi mới về kỳ thi THPT quốc gia, Thanh tra đã xây dựng kế hoạch phối hợp tổ chức thanh tra tại các Hội đồng thi, điểm thi ở các địa phương từ khâu chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, xét tuyển. Công tác thanh tra thi chú ý tại các điểm nóng, có thông tin phản ánh tiêu cực và các nơi có địa hình khó khăn, phức tạp.


Ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ cho biết, muốn công tác thanh tra, kiểm tra được tốt phải noi gương trách nhiệm người đứng đầu.

Điều đáng mừng trong công tác phối hợp với thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện trong công tác thanh tra thì thanh tra một số sở GD&ĐT đã chủ động tham mưu giám đốc sở GD&ĐT có văn bản đề nghị với Thanh tra tỉnh hướng dẫn Thanh tra huyện (thị xã, thành phố) nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo thẩm quyền , hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính cho cộng tác viên thanh tra giáo dục, cán bộ, công chức thanh tra của sở GD&ĐT.

Cũng theo báo cáo, với kết quả hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra và theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Trong 06 năm thi hành Luật Thanh tra, Bộ GD&ĐT không có trường hợp nào khiếu nại, tố cáo về hoạt động của Đoàn thanh tra tại địa phương. Những kết quả đạt được trong 6 năm thi hành Luật Thanh tra được các đại biểu đáng giá cao. Tuy nhiên, theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cơ bản như: Nhận thức về vị trí, vai trò, cách thức tổ chức và hoạt động ở nhiều nơi còn hạn chế, nhất là ở các cơ sở giáo dục đại học.


Trong khuôn khổ Hội nghị, các cá nhân, tập thể được nhận bằng khen của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nội dung thanh tra của một số Sở chưa phân định rõ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Nhiều cơ sở giáo dục đại học vẫn dùng thanh tra chủ yếu để giám sát, duy trì nề nếp dạy học mà chưa chú trọng thanh tra mang tính chất quản lý. Việc sử dụng một số công cụ quan trọng như xử phạt vi phạm hành chính chưa được triển khai ở nhiều nơi.

Lực lượng cán bộ thanh tra còn mỏng (ví dụ: Thanh tra Bộ GD&ĐT mới có 30 người, một số Sở chỉ có 3,4 cán bộ thanh tra), tính chuyên nghiệp chưa cao. Đội ngũ thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học thiếu ổn định, thiếu chuyên nghiệp, chưa rõ về quyền và nhiệm vụ. Việc thanh tra giáo dục ở cấp huyện rất khó khăn do lực lượng thanh tra huyện mỏng lại phải đảm đương nhiều việc. Việc thanh tra cơ sở giáo dục đại học của các bộ, tỉnh còn lúng túng, chưa thường xuyên… 


Ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT tặng bằng khen cho các cá nhân đạt thành tích xuất sắc sau 6 năm thi hành Luật Thanh tra.

Đánh giá về công tác Thanh tra qua 6 năm thi hành, ông Nguyễn Minh Mẫn, quyền Vụ trưởng Vụ 3, Thanh tra Chính phủ cho biết, muốn công tác thanh tra, kiểm tra được tốt phải noi gương trách nhiệm người đứng đầu, đó là lãnh đạo các trường đai học, các trường cao đẳng, nghề.

Những bất cập, tồn tại trong công tác thanh tra được nêu trong Hội nghị, ông Mẫn ghi nhận và đề nghị Thanh tra Bộ GD&ĐT tiếp thu các ý kiến để cùng Thanh tra Chính phủ có kiến nghị với Nhà nước. “Muốn Công tác thanh tra, kiểm tra được ít hơn, hiệu quả hơn thì cần tăng cường phối hợp chặt chẽ, đi sâu thanh tra công vụ, từ hiệu trưởng các trường mầm non, đến đại học. Thanh tra phải đi vào cụ thể, đi vào chuyên đề. Phải tăng số lượng thanh tra trong khi lực lượng còn mỏng, nhất thanh tra trong giáo dục.

Trước mắt khắc phục khó khăn trong năm học mới, những người làm công tác thanh tra phải có biện pháp phòng ngừa ngay từ đầu năm học, tránh tình trạng đầu năm xảy ra tình trạng đơn thư, tố cáo….” Ông Nguyễn Minh Mẫn chia sẻ.

Cũng trong Hội nghị tổng kết, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Quyết định tặng bằng khen cho 14 tập thể và 34 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai Luật Thanh tra.


Nguồn:VOV1 Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 19 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Video Clip
Văn bản mới